Một hàm răng đều đặn cùng nụ cười tươi tắn sẽ giúp bạn thấy mình xinh đẹp và đầy tự tin. Thế nên nhiều bệnh nhân sau khi bọc răng sứ có nhu cầu nắn chỉnh lại răng bằng phương pháp niềng răng. Tuy nhiên, bọc răng sứ có niềng răng được không? Chúng ta cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sỹ nha khoa một cách cụ thể. Nha khoa Hữu Nghị Việt Đức 6 sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Bọc răng sứ rồi có niềng răng được không?
Răng sau khi bọc sứ vẫn có thể niềng răng được. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:
- Đối với trường hợp bạn chỉ bọc sứ một vài răng, thì phương pháp niềng răng vẫn có thể dịch chuyển cả răng sứ và cùi răng thật về đúng vị trí cần chỉnh như bình thường.
- Đối với trường hợp bọc sứ nguyên hàm thì trong quá trình thực hiện bọc sứ, bác sĩ đã sắp xếp các răng đều và chuẩn khớp cắn rồi nên bạn không cần phải niềng răng nữa.
Tuy nhiên, không phải ai sau khi bọc sứ cũng có thể niềng răng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
- Răng sứ phải còn cứng, chắc, không bị nứt, mẻ.
- Chân răng thật phải còn khỏe mạnh. Bởi trong quá trình niềng răng sẽ tạo lực kéo làm cho chân răng di chuyển. Nếu chân răng không còn khỏe mạnh thì rất dễ bị lung lay và gãy rụng khi niềng.
Nếu như bạn đang có ý định niềng răng sau khi bọc sứ thì cũng nên cân nhắc và lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín. Bởi nếu thực hiện không đúng có thể ảnh hưởng đến cả mão sứ và cùi răng thật bên trong.
Sau khi niềng răng bọc sứ cần lưu ý những gì?
Sau khi niềng răng bạn cần chăm sóc hàm răng cẩn thận, thay đổi chế độ ăn uống và loại bỏ các thói quen xấu.
Vệ sinh và chăm sóc răng niềng
Sau khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng cần được quan tâm kĩ hơn, vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Do đó, hãy tuân thủ lịch chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bản chải thường kết hợp bàn chải kẽ, dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa, đồng thời dùng nước súc miệng thường xuyên.
Chế độ ăn uống
Khi niềng răng, bạn nên sử dụng các thức ăn mềm như cháo, soup, sữa, đồ luộc, hầm… vì lúc này răng còn đau nhức. Khoảng 2 tuần sau khi đeo niềng, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn, nhưng để tránh bung sút mắc cài thì nên hạn chế ăn đồ ăn dai, cứng. Để đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm như sau:
- Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su trong lúc niềng răng sẽ khiến hàm hoạt động liên tục và kẹo dính vào các mắc cài gây khó chịu.
- Thức ăn dai, cứng chưa được nấu kĩ: Hạn chế các thức ăn cứng và dai để không làm bung sút mắc cài hay ảnh hưởng đến dây cung.
- Trái cây: Nên cắt nhỏ khi ăn hoặc ép lấy nước uống để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Đồ ăn có nhiều đường: Hạn chế ăn bánh, kẹo, mạch nha… vì đường có thể bám trên răng và gây ra những bệnh lý không tốt cho sức khỏe răng miệng.
Tuân thủ các lời dặn của bác sĩ
Trong quá trình niềng răng, có những giai đoạn, bác sĩ sẽ cần sự hỗ trợ của bạn như đeo thun tại nhà hoặc đeo các khí cụ mặt ngoài…nhằm tăng lực kéo của dây cung. Bạn nên nghiêm túc thực hiện để ca điều trị của mình nhanh có kết quả.
Ngoài ra, những thói quen xấu có hại như cắn bút, mút ngón tay, mút môi, lấy lưỡi đẩy răng…bạn cũng nên loại bỏ vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của răng.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho những người bệnh đang muốn đi trám răng thẩm mỹ răng cửa. Nếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp, hãy gọi điện thoại về cho trung tâm nha khoa Hữu Nghị Việt Đức 6 để được tư vấn thêm nhé!