Trám răng cửa bị sâu là phương pháp nhanh chóng, thẩm mỹ và tiết kiệm nhất hiện nay. Răng sâu đen, sứt mẻ sẽ được thay diện mạo mới hoàn toàn và tự nhiên đến bất ngờ. Hãy tìm hiểu phương pháp này ngay trong bài viết dưới đây.
1. Răng cửa bị sâu có trám được không?
Theo các bác sĩ, răng cửa bị sâu hoàn toàn có thể hàn trám được bởi đây là phương pháp áp dụng được cho mọi loại răng.
1.1 Trám răng với trường hợp sâu nhẹ
Trên thực tế, các bác sĩ thường khuyên bạn chỉ hàn trám răng cửa trong trường hợp bị sâu nhẹ.
Khi răng bị sâu nhẹ sẽ tạo ra một số vết đen nhỏ, làm sứt mẻ một vài vị trí xung quanh rìa răng nhưng chưa ảnh hưởng tới tủy răng.
Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị mô răng bị sâu và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ở khu vực đó. Sau đó, tiến hành hàn bít và tạo hình lại phần thân răng bị hư hỏng.
Trắm răng bằng Composite mặc dù có độ bền cao nhưng cũng chỉ tồn tại được khoảng 2 – 3 năm.
1.2 Không nên trám răng cửa bị sâu nặng
Với các trường hợp răng bị sâu nặng thì hàn răng sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Đối với những răng bị sâu nặng thì mô sâu đã ảnh hưởng vào tới tủy và phá hủy hơn 50% diện tích men răng.
Nếu thực hiện trám răng trên phạm vi lớn thì độ liên kết của các phân tử trong chất trám sẽ bị suy giảm.
Thêm vào đó, khi răng bị sâu nặng và đã ảnh hưởng tới tủy thì bác sĩ thường sẽ thực hiện điều trị tủy. Răng sau khi chữa tủy gần như đã bị cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng sự sống của răng.
Do đó, răng sẽ trở nên yếu hơn, giòn và dễ bị vỡ hơn. Lúc này phương pháp tốt nhất là thực hiện BỌC RĂNG SỨ để đảm bảo khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và sự an toàn cho thân răng thật.
Bọc răng sứ sẽ sử dụng các mão răng sứ có cấu tạo tương tự răng thật để bọc chụp vào chân răng. Răng sứ cứng chắc giúp vi khuẩn khó có thể tấn công vào răng thật.
Tuổi thọ của răng sứ có thể tới trọn đời để đảm bảo ăn nhai cho bạn.
2. Cách trám răng cửa bị sâu như thế nào?
Quy trình trám răng bị sâu bao gồm 2 giai đoạn chính: loại bỏ ổ viêm gây sâu răng và phục hình lại hình thể răng. Cụ thể từng bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra và tư vấn
Trước khi thực hiện hàn răng cửa bị sâu, bác sĩ sẽ cần kiểm tra thực tế và xác định rõ mức độ sâu răng cho khách hàng.
Sau khi đã xác định rõ tình trạng của thực tế, bác sĩ sẽ ra quyết định có nên trám răng cửa bị sâu hay không
Bước 2: Vệ sinh & Loại bỏ vết răng sâu đen bên trong
Sau khi vệ sinh toàn bộ khoan miệng, bác sĩ sẽ tiến hành nạo ổ răng bị sâu viêm. Đồng thời, nạo sạch phần tủy răng bị viêm và không xâm phạm đến tủy răng lành.
Quá trình này đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và chụp phim X-quang cẩn thận để xác định mô tủy viêm, các ống tủy răng trước khi hàn trám răng.
Bước 3: Phục hình lại hình thể răng
Sau khi lấy tủy viêm xong, trên răng sẽ để lại lỗ hổng khá mất thẩm mỹ. Vì vậy, bác sĩ sẽ lấp đầy các lỗ hổng này lại bằng vật liệu hàn răng chuyên dụng
Cuối cùng, dưới sự hỗ trợ của ánh sáng laser xanh đặc biệt, vết trám sẽ nhanh chóng đông cứng chỉ trong vài phút. Điều này hỗ trợ khách hàng không cần chờ đợi lâu và còn giúp tăng độ bền của vết trám
3. Hàn răng cửa bị sâu thì nên dùng vật liệu gì?
Răng cửa là những chiếc răng ở “hàng tiền đạo”, là đại diện cho “bộ mặt” của toàn bộ hàm răng. Do đó, bạn cần sử dụng những vật liệu hàn răng có tính thẩm mỹ cao.
3.1 Trám răng bằng vàng
Trước đây, người ta có xu thế hàn răng bằng vàng để thể hiện sự quý phái và sang trọng. Thế nhưng, kỹ thuật này có chi phí phục hình khá cao và không đồng nhất với màu của răng nên ít được sử dụng ngày nay.
3.2 Trám răng bằng Composite
Trám răng bằng vật liệu Composite có màu sắc tự nhiên rất phù hợp để phục hình răng cửa. Vật liệu composite có nhiều màu sắc, phù hợp với tình trạng răng của từng người.
Đây là phương pháp phổ biến nhất bởi tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
3.3 Trám răng cửa bị sâu nặng bằng Inlay – Onlay sứ
Inlay Onlay sứ là sự lựa chọn hoàn hảo cho khách hàng bị sâu răng cửa nặng nhưng không muốn bọc răng sứ.
Phương pháp này cũng sử dụng men răng sứ để tạo hình lại thân răng. Mặc dù độ bền cứng của Inlay-Onlay chưa bằng mão sứ nhưng cũng chỉ kém vài phần.
Ngoài ra, tính thẩm mỹ của sứ Inlay-Onlay cũng rất cao, giống với răng thật tới 99%. Do đó, nếu để phục hình lại răng cửa bị sâu thì rất phù hợp
4. Trám răng cửa bị sâu có đau không?
Hàn răng cửa bị sâu dù nặng hay nhẹ đều KHÔNG ĐAU. Bởi đây chỉ đơn giản là việc đưa chất trám vào để bít đầy lỗ hổng do sâu răng gây ra.
Tuy nhiên, nếu trường hợp cần phải điều trị tủy thì sẽ có đau nhức đôi chút. Bởi tủy răng là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác nên sẽ gây khó chịu khi bị có tác động từ bên ngoài
Tuy nhiên, trong quá trình hàn răng cửa sâu nặng, bác sĩ sẽ gây tê nên bạn sẽ mất hoàn toàn cảm giác
Khách hàng được cách ly môi, nướu bằng vật liệu chuyên dụng. Điều này sẽ ngăn ngừa vật liệu hàn trám có thể gây bỏng rát nướu.
Một số bệnh nhân do cơ địa răng nhạy cảm có thể cảm thấy hơi ê buốt sau khi hết thuốc tê. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm rằng, những cơn đau chắc chắn sẽ không bằng việc đau sâu răng của bạn đâu.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau để sử dụng khi cần thiết. Sau 1 đêm, cảm giác ê buốt răng cửa sẽ chấm dứt hoàn toàn.