Răng sâu vào tủy là giai đoạn răng bị sâu tiến triển nặng, không chỉ gây đau nhức và khó chịu mà còn có thể dẫn đến các biến chứng như hôi miệng, vỡ thân răng, và nguy cơ mất răng. Vậy làm sao để nhận biết tình trạng sâu răng ăn vào tủy, cũng như cách điều trị như thế nào? Ngay sau đây, Nha khoa Việt Đức 6 sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
Răng sâu vào tủy là gì?
Tủy răng nằm ở vị trí trung tâm của răng, được bao bọc bởi men răng và ngà răng. Đây là nơi chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, giúp duy trì sự sống và nuôi dưỡng răng khỏe mạnh.
Sâu răng vào tủy là tình trạng răng bị sâu giai đoạn 3, khi vi khuẩn không chỉ tấn công vào men răng và ngà răng mà còn gây tổn thương tủy răng, khiến bệnh nhân gặp phải những cơn đau nhức dữ dội.
Nhận biết các giai đoạn sâu răng vào tủy
Giai đoạn đầu
Biểu hiện răng sâu vào tủy giai đoạn đầu là răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc khi trời có gió, trở lạnh. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp những cơn đau nhức răng thoáng qua.
Giai đoạn tiếp theo
Ở giai đoạn này, bệnh nhân cảm thấy đau răng dữ dội, thậm chí cơn đau còn lan đến đỉnh đầu nhưng không xác định rõ bắt nguồn từ răng nào. Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân không ăn nhai được, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Giai đoạn sau
Đây là giai đoạn có các dấu hiệu sâu răng vào tủy nghiêm trọng, dẫn đến hôi miệng, răng sâu và các răng xung quanh bị viêm lợi, nướu có nốt trắng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thấy xuất hiện ổ mủ hoặc mủ chảy ra từ khu vực nướu ngang chân răng, mặt sưng, răng bị lung lay, gãy vỡ.
Có nguy hiểm không khi răng sâu vào tủy? Các biến chứng thường gặp
Câu trả lời là có. Nếu răng sâu vào tủy không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng sau:
Gây hôi miệng
Tình trạng răng bị sâu tạo thành hốc và bị vỡ nứt khiến thức ăn dễ dàng mắc vào, giúp vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây ra mùi hôi trong khoang miệng. Bên cạnh đó, hoạt động ăn nhai cũng có thể khiến phần lợi bị viêm và gây ra tình trạng hôi miệng.
Vỡ thân răng
Răng bị sâu nặng trở nên yếu ớt và dễ vỡ. Khi thân răng xuất hiện tình trạng vỡ thì sẽ ảnh hưởng đến chân răng và chóp răng.
Nguy cơ mất răng
Tình trạng sâu răng nặng dẫn đến tủy bị chết, đồng thời phá hủy hoàn toàn thân răng và chân răng, từ đó làm tăng nguy cơ mất răng.
Dễ mắc bệnh lý răng miệng
Bệnh nhân bị sâu răng hàm ăn vào tủy lâu ngày có thể mắc các bệnh lý nha khoa như viêm nhiễm vùng chóp, viêm lợi chân răng.
Sưng nướu
Khi bị viêm nhiễm, vùng chóp có thể hình thành ổ mủ khiến mặt bị sưng đau, răng lung lay, áp xe chóp răng, thậm chí phải nhổ bỏ răng.
Bị sâu răng vào tủy thì chữa trị như thế nào?
Tùy vào tình trạng hiện tại của răng và những biến chứng do răng gây ra, bác sĩ sẽ có những kế hoạch điều trị khác nhau:
Trường hợp răng sâu vào tủy giai đoạn đầu
Nhiều người thắc mắc trong giai đoạn đầu, răng sâu vào tủy có hàn được không? Câu trả lời là có thể. Để thực hiện, bác sĩ sẽ gây tê mở buồng tủy, bơm rửa và làm sạch phần tủy nhiễm khuẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện hàn trám bít ống tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Trường hợp nhiễm trùng chóp răng do răng sâu vào tủy
Bác sĩ có thể áp dụng cách chữa sâu răng vào tủy bằng cách tiểu phẫu cắt cuống răng. Theo đó, bác sĩ sẽ gây tê và tiến hành mở lợi, loại bỏ xương để lộ phần chóp bị nhiễm trùng và ổ viêm ở chân răng. Tiếp đến, bác sĩ hàn kín phần chân răng, lấp đầy lỗ hổng chân răng và tiến hành khâu kín niêm mạc đã mở ra ban đầu.
Trường hợp răng sâu chết tủy
Với trường hợp răng bị sâu chết tủy, bác sĩ phải nhổ răng để tránh nhiễm trùng toàn bộ tủy răng và ngăn chặn lây lan sang các răng bên cạnh. Để thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê và nhổ răng nhẹ nhàng. Lưu ý, sau khi nhổ bỏ răng sâu, bệnh nhân nên phục hình răng càng sớm càng tốt.
Dù điều trị sâu răng ở giai đoạn nào, bệnh nhân cần lưu ý điều quan trọng nhất là nên thực hiện ở cơ sở nha khoa uy tín, có bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại để bảo tồn răng thật tối đa.
Phương pháp ngăn ngừa răng sâu ăn vào tủy
Để ngăn ngừa tình trạng răng bị sâu vào tủy, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng theo chiều dọc với bàn chải lông mềm để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên răng và nướu.
- Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Giúp làm sạch vi khuẩn trong vòm miệng.
- Có chế độ ăn uống khoa học: Tránh sử dụng đồ ăn nhanh, các món có nhiều đường, dầu mỡ,… Kết hợp ăn nhiều rau xanh.
- Thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu: Khi thấy răng có lỗ hoặc bị đau nhức, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay để có giải pháp điều trị phù hợp.
- Khám và cạo vôi răng định kỳ: Ít nhất 6 tháng/lần để vệ sinh răng, kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là sâu răng.
Câu hỏi thường gặp khi điều trị sâu răng vào tủy
Chữa trị răng sâu vào tủy có đau không?
Khi lấy tủy răng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê nên bệnh nhân có thể cảm thấy hơi cứng hàm nhưng không bị đau ê quá mức. Đặc biệt, nếu bạn điều trị tủy răng cùng bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm và dùng thuốc tê đúng liều thì quá trình lấy tủy sẽ nhẹ nhàng hơn và hạn chế tối đa cảm giác đau nhức.
Vì sao răng vẫn còn đau sau khi tủy xong?
Quá trình lấy tủy răng sâu giúp loại bỏ toàn bộ vi khuẩn và xử lý tình trạng viêm nhiễm. Trong trường hợp sau khi lấy tủy vẫn còn cảm giác đau nhức thì có thể do bác sĩ thực hiện chưa đúng cách, hoặc có sai sót làm ảnh hưởng đến mô mềm. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại.
Sau khi lấy tủy làm thế nào để giảm đau răng?
Nếu sau khi lấy tủy răng bệnh nhân vẫn cảm thấy đau thì không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc tự cậy miếng trám. Thay vào đó, bạn nên đến nha khoa uy tín để được kiểm tra và xử lý đúng cách. Nếu nguyên nhân gây đau do còn sót tủy, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị lại từ đầu. Trường hợp miếng trám không khít, bác sĩ sẽ làm miếng trám khít sát lại. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có dấu hiệu bị thủng chóp, thủng sàn sau khi điều trị tủy, bác sĩ sẽ phải nhổ bỏ răng và phục hình răng mới để thay thế.
Bao lâu mới cấy ghép Implant sau khi nhổ răng sâu?
Hiện nay, cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng tối ưu được nhiều người lựa chọn. Sau khi nhổ răng sâu, bạn có thể thực hiện cấy ghép Implant vào những thời điểm sau đây:
- Sau 1- 2 tháng nhổ răng: Đây là lúc nên thực hiện trồng răng Implant vì xương hàm không còn nguyên vẹn hoặc có tiên lượng nhiều nguy cơ.
- Sau 3 – 4 tháng nhổ răng: Lúc này xương đã lấp kín ổ răng, hệ mô mềm lành thương, phù hợp cho việc trồng răng Implant.
- Sau 4 – 12 tháng nhổ răng: Đây là thời điểm xương hàm đã lành thương, có thể tạo vị trí cắm trụ Implant vững chắc.
Tuy nhiên, để biết chính xác thời điểm trồng răng Implant sau khi nhổ bỏ răng sâu, bạn cần đến gặp bác sĩ thăm khám và kiểm tra.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng răng sâu vào tủy. Khi nhận thấy các dấu hiệu sâu răng vào tủy, bạn nên thực hiện thăm khám và điều trị kịp thời tại nha khoa uy tín để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng nhé!