Logo Nha Khoa Viet Duc 6

Tìm hiểu các dấu hiệu bọc răng sứ bị hở và cách khắc phục

Bọc Răng Sứ
Bọc răng sứ bị hở cổ chân răng là hiện tượng viền nướu xung quanh răng sứ xuất hiện những vệt đen mờ mờ. Nếu như bạn quan sát kỹ, vị trí tiếp giáp chân răng sứ và nướu sẽ xuất hiện khe hở.

Chia sẻ bài viết

Bọc răng sứ bị hở cổ chân răng là hiện tượng viền nướu xung quanh răng sứ xuất hiện những vệt đen mờ mờ. Nếu như bạn quan sát kỹ, vị trí tiếp giáp chân răng sứ và nướu sẽ xuất hiện khe hở. Hãy cùng Nha Khoa Việt Đức 6 tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân bọc răng sứ bị hở cổ chân răng

Bọc Răng Sứ

Nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng chân răng bị hở sau khi bọc sứ là mão sứ kém chất lượng, gây kích ứng vùng nướu, cùi răng. Bên cạnh đó, tình trạng trên còn có thể xảy ra do những nguyên nhân khác như: bác sĩ bọc răng sứ sai kỹ thuật, răng chế tác sai kích thước, keo dán không đảm bảo chất lượng…

1.1. Bọc răng sứ bị hở cổ chân răng do răng sứ kém chất lượng

Việc sử dụng những dòng răng sứ kém chất lượng, có nguồn gốc không rõ ràng chắc chắn sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nghiên cứu khoa học của Lin et al. vào năm 2018 đã tiến hành phân tích 110 trường hợp bọc răng sứ bị hở chân răng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ hở chân răng sứ ở những trường hợp răng chất lượng kém chiếm tới gần 50%.

Trên thực tế, có không ít những cơ sở nha khoa sử dụng những loại răng sứ kém chất lượng nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, chúng chính là nguyên nhân gây kích ứng nướu, cùi răng thật, dẫn tới tình trạng sưng tấy và viêm nhiễm. Hiện tượng trên kéo dài sẽ dần làm xuất hiện những khe hở ở chân răng.

Thậm chí, mão sứ còn bị tuột ra khỏi cùi răng thật. Khi đó, bạn bắt buộc phải bọc lại răng sứ mới để khôi phục tính thẩm mỹ cũng như các chức năng cơ bản của hàm răng.

1.2. Bọc răng sứ bị hở cổ chân răng do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật

Sự thành công của ca bọc răng sứ thẩm mỹ phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của bác sĩ. Thao tác bọc răng sứ đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, tỉ mỉ và thực sự tập trung thì mới đạt được kết quả như mong muốn. Những các bác sĩ có tay nghề kém rất dễ mắc phải sai lầm trong quá trình mài răng, khiến cho cấu trúc răng thật bị xâm lấn nhiều.

Răng thật bị tổn thương dần suy yếu theo thời gian. Chỉ sau một thời gian ngắn, các mô nướu xung quanh răng cũng sẽ tụt xuống dưới cuống răng và làm hở cổ chân răng. Nguy hiểm hơn, bạn còn phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng khác như: lệch khớp cắn, mất chức năng ăn nhai, hỏng răng gốc…

1.3. Răng sứ chế tác sai kích thước

Răng sứ chế tác không đúng kích cỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sau khi bọc răng sứ, phần chân răng bị hở ra ngoài. Theo quy trình bọc răng sứ chuẩn, sau khi mài cùi răng thật, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy dấu hàm để thiết kế mão sứ. Muốn mão sứ được chế tác đúng kích thước thì quá trình lấy dấu hàm và chế tác răng sứ cần chính xác tuyệt đối.

Trong trường hợp sử dụng những trang thiết bị lấy dấu hàm, thiết kế răng sứ lạc hậu hoặc kỹ thuật viên chế tác răng sứ non tay, mão sứ chắc chắn sẽ bị sai lệch. Chúng có thể quá lớn hoặc quá nhỏ so với cùi răng thật. Khi đó, hiện tượng làm răng sứ bị hở cổ chân răng là điều rất khó tránh khỏi.

Ngoài ra, nếu như răng sứ được chế tác quá dày, chúng sẽ chèn ép lên cổ răng, khiến cho răng bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng và dẫn đến hở cổ chân răng.

1.4. Keo dán răng sứ không đảm bảo

Sau khi bọc và nắn chỉnh mão sứ, các bác sĩ sẽ sử dụng một loại keo dán nha khoa chuyên dụng để cố định mão sứ với cùi răng thật. Điều đó sẽ giúp cho răng sứ đảm bảo được tính thẩm mỹ cao, có độ bền lâu dài và tạo cảm giác thoải mái khi ăn nhai. Đồng thời, keo dán sứ còn hạn chế được tình trạng răng sứ bị rơi, vỡ.

Tuy nhiên, nếu như keo dán có chất lượng không đạt chuẩn, sự độ bám dính của mão sứ và cùi răng sẽ không cao. Những va chạm trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ tạo khe hở giữa răng sứ và cùi răng thật. Thậm chí, chúng còn làm cho răng sứ bị bung ra khỏi răng thật.

1.5. Răng miệng không được làm sạch

Cách vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chân răng bị hở sau khi bọc sứ. Nếu bạn chải răng với một lực quá mạnh, chải theo chiều ngang… phần mão sứ sẽ bị tuột dần và làm cho cùi răng thật bị lộ ra bên ngoài.

Không chỉ vậy, vệ sinh răng miệng sai cách còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm tăng khả năng mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Vi khuẩn gây hại sẽ dần tấn công vào các mô nướu xung quanh răng và khiến chúng bị tụt sâu về phía chân răng. Đây chính là lý do mà các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên chăm sóc răng miệng cẩn thận sau khi làm răng sứ để đảm bảo sức khỏe răng miệng và duy trì tuổi thọ của răng.

1.6. Tác động của ngoại lực

Những lực tác động vào răng sứ do ăn nhai thực phẩm quá cứng, tai nạn giao thông, va chạm trong quá trình chơi thể thao có thể làm giảm độ bám dính của răng. Dần dần, răng sứ sẽ bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và gây hở cổ chân răng. Đây chính là lý do mà các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên tránh tác động mạnh tới răng sứ sau khi bọc.

2. Dấu hiệu răng sứ bị hở bạn nên biết

Bọc Răng Sứ

Biến chứng bọc răng sứ bị hở cổ chân răng thường có những dấu hiệu điển hình sau:

  • Khu vực xung quanh răng sứ xuất hiện các vệt đen mờ mờ.
  • Dễ dàng nhận thấy vùng tiếp giáp giữa răng sứ và nướu có kẽ hở khi quan sát bằng mắt thường hoặc dùng lưỡi chạm vào chân răng.
  • Nướu có hiện tượng bị tụt dần xuống chân răng và làm lộ ra lớp cùi răng thật ở phía bên trong.
  • Đau nhức và cộm cấn trong quá trình ăn nhai do tỉ lệ của răng sứ không chính xác.
  • Răng bị ê buốt và khó chịu, đặc biệt là khi tiếp xúc với những đồ nóng hoặc lạnh.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu do thức ăn bị giắt lại ở kẽ hở trong quá trình ăn nhai.

3. Bọc răng sứ bị hở có nguy hiểm không

Không chỉ làm mất tính thẩm mỹ, hở chân răng sau khi bọc răng sứ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu như không được khắc phục kịp thời. Ngoài ra, hiện tượng trên còn gây đau nhức kéo dài và tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

3.1. Làm mất tính thẩm mỹ

Khi răng sứ bị hở, phần cùi răng thật bên trong sẽ lộ ra bên ngoài, khiến cho hàm răng và khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ. Đặc biệt, nếu như bạn bọc mão sứ kim loại, phần viền nướu còn xuất hiện những vết đen mờ khiến cho nụ cười trở nên kém duyên và mất tự nhiên.

Bọc răng sứ hở cổ chân răng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt cũng như quá trình giao tiếp hàng ngày. Tình trạng trên là lý do khiến nhiều người trở nên rụt rè, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh và đánh mất đi nhiều cơ hội để phát triển trong cuộc sống.

3.2. Ảnh hưởng sức khỏe

Khe hở giữa mão sứ và cùi răng thật tạo điều kiện thuận lợi để cặn thức ăn giắt lại khi ăn nhai. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ trở thành một nơi trú ngụ lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Điều đó khiến cho bạn bị hôi miệng và có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu…

Ngoài ra, mão sứ được lắp không khít chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng khá lớn tới việc ăn uống hàng ngày. Khi đó, bạn thường sẽ có xu hướng lười nhai, chỉ cố nuốt thức ăn chứ không nghiền nát chúng trước khi đi xuống dạ dày. Thức ăn không được nghiền nhỏ khiến cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như: viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…

3.3. Gây đau nhức dữ dội

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, khe hở giữa mão sứ và cùi răng thật chính là vị trí thuận lợi để cặn thức ăn giắt lại trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Chúng sẽ dần hình thành mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Vi khuẩn tiếp tục tấn công vào trong cùi răng thật, gây kích thích các dây thần kinh bên trong răng kèm, dẫn tới những cơn đau nhức dữ dội. Mức độ và tần suất đau nhức sẽ tăng dần theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời.

3.4. Mất răng thật

Một trong những rủi ro nguy hiểm nhất khi bọc răng sứ bị hở cổ chân răng là mất răng thật. Về bản chất, chân răng bị hở sau khi bọc sứ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

Nếu như bạn không có phương án xử lý kịp thời, phần cùi răng thật bên trong sẽ ngày một suy yếu, lung lay, thậm chí mất răng vĩnh viễn. Khi đó, bạn buộc phải áp dụng các phương pháp trồng răng giả như bắc cầu răng sứ, cấy ghép răng Implant… để cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng của răng.

4. Những cách khắc phục khi bọc răng sứ bị hở chân răng

Đối với hiện tượng hở chân răng sau khi bọc sứ, bạn không thể tự xử lý tại nhà. Thay vì thế, bạn cần tới cơ sở răng hàm mặt uy tín để bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và xây dựng phương án xử lý tối ưu.

Thông thường, các bác sĩ sẽ tháo mão sứ cũ, lấy dấu răng và làm lại mão sứ có chất lượng tốt hơn và vừa khít với cùi răng thật. Tuy nhiên, nếu như chân răng bị hở lâu ngày và gây bệnh lý răng miệng thì bác sĩ cần điều trị triệt để bệnh lý rồi mới tiến hành bọc lại răng sứ mới.

Riêng đối với trường hợp mới làm răng sứ, chân răng bị hở do keo dán không đảm bảo, các bác sĩ sẽ điều chỉnh lại mà không cần chế tác răng sứ mới.

5. Biện pháp ngăn chặn tình trạng hở chân răng sau khi bọc sứ

Bọc Răng Sứ

Để ngăn ngừa tình trạng hở chân răng sau khi bọc răng sứ, bạn nên lựa chọn những đơn vị nha khoa uy tín, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế tác động mạnh vào răng và thăm khám răng miệng định kỳ.

5.1. Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín

Theo những thông tin chúng tôi đã đề cập tới trong phần trên, phần lớn nguyên nhân gây nên hiện tượng răng sứ bị hở chân là do cơ sở thực hiện. Do đó, muốn đạt được tính thẩm mỹ tốt nhất và ngăn chặn rủi ro sau khi bọc sứ, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn địa chỉ làm răng.

Một đơn vị làm răng sứ uy tín cần đạt được tất cả các tiêu chí sau:

  • Được cấp giấy phép hoạt động bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao và am hiểu về cấu trúc răng, hàm.
  • Sở hữu những trang thiết bị, công nghệ hiện đại và tiên tiến bậc nhất.
  • Quy trình bọc răng sứ khoa học, đạt chuẩn Bộ Y tế.
  • Đảm bảo tiêu chí vô khuẩn trong nha khoa.

Nha Khoa Nha Khoa Việt Đức 6 là một trong số ít đơn vị trên thị trường đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên. Sở hữu những bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực răng hàm mặt cùng các trang thiết bị hiện đại hàng đầu, dịch vụ bọc răng sứ tại nha khoa chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng.

5.2. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Sau khi áp dụng kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn hiện tượng hở chân răng, đồng thời gia tăng tuổi thọ của mão sứ. Mỗi ngày, bạn cần giữ thói quen chải răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối.

Bạn nên lựa chọn những loại bàn chải đánh răng lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng theo đường tròn hoặc chiều dọc để tránh gây tổn hại tới răng, nướu cùng với mão sứ. Ngoài ra, bạn hãy kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để nâng cao hiệu quả làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển.

5.3. Hạn chế tác động mạnh vào răng

Những lực tác động mạnh tới răng cũng có thể khiến cho mão sứ bị sai lệch và làm hở chân răng. Do đó, sau khi làm răng sứ, bạn cần tránh ăn nhai những thực phẩm cứng, rắn như mía, sườn sụn…

Khi chơi thể thao, bạn hãy đeo máng bảo vệ răng để giảm lực tác động mạnh từ bên ngoài tới răng. Ngoài ra, nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên sử dụng máng chống nghiến. Vật liệu để làm máng chống nghiến thường là nhựa acrylic chất lượng cao và có trong suốt.

Máng sẽ được thiết kế phù hợp với cung hàm của mỗi người nên bạn luôn cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Việc sử dụng máng chống nghiến có công dụng ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp của răng ở hai hàm, giúp hạn chế lực tác động tới răng thật và mão sứ.

5.4. Thăm khám định kỳ

Sau khi làm răng sứ, bạn cần tới nha khoa thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tương thích, khớp cắn của răng và có những điều chỉnh phù hợp trong trường hợp cần thiết.

Khoảng 6 tháng, bạn  nên khám sức khỏe răng miệng định kỳ 1 lần. Bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng và kiểm tra toàn bộ răng, nướu. Nếu như phát hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào, bác sĩ cũng xử lý sớm để ngăn chặn tình trạng hở chân răng xảy ra.

Nhìn chung, bọc răng sứ bị hở cổ chân răng là một hiện tượng nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ và sức khỏe. Để ngăn chặn tình trạng trên, bạn nên lựa chọn địa chỉ làm răng sứ uy tín và có chế độ chăm sóc răng miệng cẩn thận.

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Nhận thông tin cập nhật

Liên Lạc Với Phòng Khám Để Đặt Lịch Hẹn

Gửi Cho Chúng Tôi Thông Tin Và Giữ Liên Lạc

Root Canal Treatment